Nhà văn Ơ-nét Hê-ming-uây được đánh giá là một nhân chứng kiệt xuất của thế kỷ 20. Những tác phẩm của ông không chỉ phản ánh thời đại mà theo một cách nào đó còn định hình thời đại. Thế nhưng, cuộc đời của ông, hay đầy đủ hơn là dòng tộc của Hê-ming-uây lại là một chuỗi dài thê lương.
Ơ-nét Hê-ming-uây (1899 - 1961) đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc qua nguyên lý “tảng băng trôi”. Văn phong của ông được mô tả bởi sự kiệm lời nhưng có nhiều tầng ý nghĩa. Nhiều tác phẩm của ông hiện nay được coi là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ.
Khi còn học ở trường trung học, Hê-ming-uây đã bắt đầu viết văn và tham gia vào các hoạt động báo chí của trường. Năm 1917, ông rời trường trung học và tới Kan-xát làm phóng viên cho tờ báo Star.
Năm 1918, khi chưa tròn 19 tuổi, Hê-ming-uây bị thương nặng ở chân trong khi đang cõng một người lính I-ta-li-a mang tới địa điểm chỉ huy. Ông được chữa trị tại Bệnh viện Mi-lan và được thưởng huy chương anh dũng. Những trải nghiệm trong cuộc chiến này đã cung cấp cho ông những hiểu biết để viết nên tác phẩm "Giã từ vũ khí" (1929), một tiểu thuyết nổi danh nhất đề cập tới chiến tranh.
Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Hê-ming-uây tiếp tục làm phóng viên cho báo chí Mỹ ở châu Âu, sống ở Pa-ri đến năm 1938. Việc tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha và Thế chiến II sau đó đã để lại dấu ấn sâu đậm trong các sáng tác của Ơ-nét Hê-ming-uây.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hê-ming-uây trở lại Mỹ sống và tiếp tục viết văn. Năm 1950, Hê-ming-uây xuất bản cuốn sách "Qua sông và vào trong rừng "nhưng không gây dấu ấn với độc giả. Năm 1952, cuốn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" đã mang lại ngôi vị cho ông trên văn đàn, giúp ông nhận được giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer năm 1953. Năm 1954, Hê-ming-uây được viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng giải Nobel văn học vì thể văn mạnh mẽ dùng trong nghệ thuật kể chuyện mới lạ và thể hiện gần đây nhất qua tác phẩm "Ông già và biển cả".
Ơ-nét Hê-ming-uây (1899 - 1961) đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc qua nguyên lý “tảng băng trôi”. Văn phong của ông được mô tả bởi sự kiệm lời nhưng có nhiều tầng ý nghĩa. Nhiều tác phẩm của ông hiện nay được coi là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ.
Khi còn học ở trường trung học, Hê-ming-uây đã bắt đầu viết văn và tham gia vào các hoạt động báo chí của trường. Năm 1917, ông rời trường trung học và tới Kan-xát làm phóng viên cho tờ báo Star.
Năm 1918, khi chưa tròn 19 tuổi, Hê-ming-uây bị thương nặng ở chân trong khi đang cõng một người lính I-ta-li-a mang tới địa điểm chỉ huy. Ông được chữa trị tại Bệnh viện Mi-lan và được thưởng huy chương anh dũng. Những trải nghiệm trong cuộc chiến này đã cung cấp cho ông những hiểu biết để viết nên tác phẩm "Giã từ vũ khí" (1929), một tiểu thuyết nổi danh nhất đề cập tới chiến tranh.
Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Hê-ming-uây tiếp tục làm phóng viên cho báo chí Mỹ ở châu Âu, sống ở Pa-ri đến năm 1938. Việc tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha và Thế chiến II sau đó đã để lại dấu ấn sâu đậm trong các sáng tác của Ơ-nét Hê-ming-uây.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hê-ming-uây trở lại Mỹ sống và tiếp tục viết văn. Năm 1950, Hê-ming-uây xuất bản cuốn sách "Qua sông và vào trong rừng "nhưng không gây dấu ấn với độc giả. Năm 1952, cuốn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" đã mang lại ngôi vị cho ông trên văn đàn, giúp ông nhận được giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer năm 1953. Năm 1954, Hê-ming-uây được viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng giải Nobel văn học vì thể văn mạnh mẽ dùng trong nghệ thuật kể chuyện mới lạ và thể hiện gần đây nhất qua tác phẩm "Ông già và biển cả".
Nhà văn Ơ-nét Hê-ming-uây.
Những năm cuối đời, Ơ-nét Hê-ming-uây dừng chân phiêu lãng, sống ở Cu-ba. Kết cục là một vụ tự sát khủng khiếp. Đó là một ngày chủ nhật đẹp trời như mọi ngày chủ nhật khác, Ơ-nét Hê-ming-uây dậy sớm, vào phòng làm việc, khóa cửa. Ông đặt báng của khẩu súng săn hai nòng trên sàn nhà, tựa trán mình lên họng súng và kéo cò. Nhân viên điều tra theo yêu cầu của gia đình không tiến hành khám nghiệm tử thi.
Cuộc đời, số phận, tình yêu của Ơ-nét Hê-ming-uây như một thiên tiểu thuyết gồm nhiều chương hồi hấp dẫn, bí ẩn và ly kỳ. Mỗi giai đoạn sáng tác của Ơ-nét Hê-ming-uây dường như gắn liền với hình bóng một người đàn bà được coi như một chất xúc tác tạo dựng nên những cuốn tiểu thuyết có đầy sức lôi cuốn, thuyết phục. Đó có thể là hình ảnh cô y tá nơi chiến trường khét lẹt mùi thuốc súng, chát chúa tiếng súng đạn, nàng phóng viên xinh tươi, năng động hay đơn giản chỉ là người bạn tâm thư. Câu chuyện tình đầu của Ơ-nét Hê-ming-uây diễn ra hấp dẫn trong bối cảnh của Thế chiến I. Ông bị thương nặng ở chiến trường, được một nữ y tá gốc Anh A-nét Vôn Ku-râu-xki lớn hơn tới sáu tuổi chăm sóc tận tình. Ơ-nét Hê-ming-uây yêu say đắm A-nét. Cô y tá cũng tỏ ra quyến luyến người lính trẻ dũng cảm có khiếu hài hước đó. Nhưng quan hệ của họ bị tan vỡ bởi Ơ-nét Hê-ming-uây phải quay trở về Mỹ.
Năm 1934, Hê-ming-uây tình cờ gặp ca sĩ, diễn viên Ma-len Đi-trích trên một chuyến tàu biển. Trong thời gian quen biết nhau, họ đã trao đổi hơn 30 bức thư lời lẽ nồng nàn thương yêu. Trong khi, ngoài đời, họ chưa vượt quá giới hạn của sự quen biết, giữ mối quan hệ bằng niềm tin đẹp.
Câu chuyện tình thứ ba cũng là chuyện tình bí ẩn nhất của Hê-ming-uây mới giải đáp được. Cha của Hê-ming-uây vốn rất mong muốn có con gái, nên thường gọi ông là Ơ-nét-tin và cho Hê-ming-uây vận y phục con gái. Vì thế sau này, người ta thấy trong một số các tác phẩm của Ơ-nét Hê-ming-uây có mang dấu ấn của sự rối loạn giới tính và khủng hoảng quan hệ nam nữ. Tháng 4-1925, Hê-ming-uây gặp nhà văn danh tiếng F. Xcốt Phít-giê-ran. Họ trở nên tâm đầu ý hợp, thường xuyên đối ẩm, trao đổi bản thảo. Từ sự thân mật không có gì vẩn đục này, hoàn toàn trong trắng, dư luận bên ngoài đã ác ý đồn đại rằng, Hê-ming-uây có những vấn đề giới tính.
Ơ-nét Hê-ming-uây kết hôn 4 lần. Người vợ đầu Ê-li-da-bét Hát-li Ri-chát-sơn sinh cho ông cậu con trai Giôn Hát-li Ni-ca-no (1923-2000). Năm 1926, Hê-ming-uây bước vào cuộc phiêu lưu tình cảm mới. Đối tượng của Ơ-nét Hê-ming-uây là Pô-lin Phây-phơ, một người đàn bà Mỹ trẻ trung, giàu có, ái nữ của một nhà nông nghiệp, chủ hãng bia ở A-kan-xát. Pô-lin làm biên tập viên cho tạp chí thời trang. Hai chị em cô thường lui tới nhà Hê-ming-uây. Pô-lin đã tỏ ra sắc sảo trước một Ê-li-da-bét khiêm nhường bởi luôn bận bịu các mối lo gia đình. Hê-ming-uây không tự chủ được mình trước sự quyến rũ của một người đàn bà đẹp lộng lẫy như Pô-lin. Kết cục, người vợ thứ hai - Pô-lin sinh cho Hê-ming-uây hai người con trai, Pa-trích Hê-ming-uây và Grê-gô-ri Hê-ming-uây (1931-2001).
Pô-lin đã cố tạo một tổ ấm cho ông chồng đào hoa, danh tiếng bằng cách chịu chi tiền để tạo dựng một nội thất đỉnh cao. Thế nhưng, con người Hê-ming-uây luôn khát vọng sự cố. Tháng 9-1931, trong chuyến đi Niu Y-oóc, Hê-ming-uây làm quen đôi vợ chồng Giăng và Gran May-sơn trẻ trung và giàu có. Khi đó Giăng 22 tuổi đang rực rỡ với một nhan sắc in đậm nét cổ điển. Giăng cũng như không ít phụ nữ khác đã lập tức mê đắm Hê-ming-uây. Pô-lin không tránh khỏi lo lắng theo dõi sự phát triển của mối tình này. Tuy nhiên, người làm Hê-ming-uây ra đi vào năm 1940 không phải Giăng mà là Ma-tha Gen-hon. Ma-tha Gen-hon không sinh con. Người vợ thứ tư cũng là người vợ cuối cùng cưới ngày 14-3-1945, Hê-ming-uây quen biết từ lâu, nhưng khi dời sang Cu-ba sinh sống mới chính thức kết hôn.
Ơ-nét Hê-ming-uây đa tình nhưng tình cảm dành cho các bà vợ đều chân thành, sâu đậm, thương yêu hết mực.
Năm 29 tuổi, khi vừa mới tập tễnh bước lên con đường văn chương Ơ-nét Hê-ming-uây đã phải chịu cú sốc đầu tiên. Bố ông tự sát vì một lý do rất khó hiểu.
Ngày 2-7-1961, trong tâm trạng quá thất vọng và bế tắc, Hê-ming-uây đã dùng khẩu súng săn đã cùng ông đi khắp thế giới để tự sát.
5 năm sau cái chết của Hê-ming-uây, em gái của ông là Mên-lan Min-lơ Hê-ming-uây do mắc bệnh ung thư và chứng trầm cảm đã uống thuốc ngủ tự sát.
16 năm sau đó, người anh em duy nhất của Hê-ming-uây là Lai-xét-tơ cũng tự sát sau khi biết mình mắc phải bệnh tiểu đường và phải cắt chân.
Không chỉ vậy, ngay cả những thế hệ tiếp theo trong dòng họ Hê-ming-uây cũng không thể thoát khỏi tấn bi kịch của những người đi trước. Con trai cả của Ơ-nét Hê-ming-uây là Giắc Hê-ming-uây do cuộc sống hôn nhân gặp phải nhiều trắc trở, nên thường xuyên mượn rượu giải sầu, vợ của ông đã chết vì bệnh ung thư.
Nữ nghệ sĩ Ma-gô Hê-ming-uây chết trong căn hộ của mình do dùng thuốc quá liều.
Năm 1996, đúng một ngày trước Lễ kỷ niệm 35 năm ngày mất của Ơ-nét Hê-ming-uây, người ta tìm thấy cháu nội của ông, nữ nghệ sĩ Ma-gô Hê-ming-uây chết trong căn hộ của mình do dùng thuốc quá liều. Kết luận của cảnh sát cho thấy đây cũng là một vụ tự sát. Khi ấy, Ma-gô mới 41 tuổi và đang khá nổi danh. Người ta không thấy bất cứ nguyên nhân nào khiến cô phải tìm đến cái chết. Và cũng như tất cả những vụ tự sát trước đây trong gia đình Hê-ming-uây, thủ phạm được cho là một lời nguyền thần bí.
Theo những lời đồn đại, chính vì lời nguyền bí ẩn kia mà dòng họ Hê-ming-uây phải trả lại cho tạo hóa tất cả những con người tài năng nhất mà họ đã sinh ra. Một câu chuyện đã từng được đăng trên Tạp chí Time còn kể lại rằng, vào ngày sinh nhật lần thứ 21 của Hê-ming-uây, mẹ ông đã làm cho con trai một chiếc bánh kem thật đẹp và nhét vào trong đó khẩu súng mà cha ông đã dùng để tự sát.
Nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu về Hê-ming-uây đã cố giải mã hiện tượng tự sát phổ biến trong gia đình này. Trước đây, có ý kiến cho rằng một số con cháu đằng nội của dòng họ này bị di truyền chứng nhiễm sắc tố sắt (heamochromatosis). Người bị bệnh này có hàm lượng sắt trong máu vượt quá mức bình thường gây tổn thương tuyến tụy, trầm cảm, mất cân bằng não bộ có thể dẫn đến tự sát. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây lại cho rằng, thủ phạm gây ra những vụ tự sát trong gia đình Hê-ming-uây là một hiện tượng tâm lý rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Đó là Copycat, hay hiện tượng bắt chước mù quáng. Nạn nhân thường là thanh thiếu niên hoặc những người có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động. Những người nhiễm Copycat bị ấn tượng rất mạnh trước những quyết định của những người mà họ yêu quý, tôn sùng, ngay cả khi đó là quyết định tìm đến cái chết. Và khi có điều kiện thuận lợi, họ sẽ bắt chước lại y hệt như vậy.
Thế giới đã từng biết đến những vụ tự sát hàng loạt bắt chước theo thần tượng âm nhạc người Mỹ Cuốc Cô-bên hay ca sĩ, nhạc sĩ người Nhật Hi-đê. Chuyện tương tự có thể cũng xảy ra với gia đình Hê-ming-uây. Em trai, em gái và cháu nội của Hê-ming-uây đều là những nghệ sĩ và chịu nhiều ảnh hưởng của ông. Do đó rất có thể việc tự sát của họ cũng là một dạng bắt chước mù quáng.