SlideShow

0

Lời Nguyền "Viên Ngọc Hi Vọng" hay Lời Nguyền "Blue Hope"


Đến thăm Bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian, Washington D.C, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Blue Hope - viên kim cương xanh lớn nhất thế giới (45,52 carat) đang được trưng bày tại đây. Mắt chúng ta nhìn thấy viên kim cương này có màu xanh đậm bởi bên trong nó có chứa một lượng chất bo (boron).






Còn khi soi nó dưới ánh đèn cực tím, nó sẽ phát ra ánh lân quang màu đỏ. Theo các chuyên gia, rất khó định giá báu vật này vì nó vốn không phải dùng để bán và nếu bán thì cũng chưa chắc đã có ai dám mua. 


Người ta tin rằng, viên kim cương có hơn 1.000 năm tuổi thọ này mang sức mạnh kỳ diệu của thần Vishnu - có thể ban phát tai họa cho những ai dám xúc phạm đến nó... Từng thuộc sở hữu của vua Louis XIV với tên gọi "Viên kim cương xanh của vương miện", trong cuộc cách mạng Pháp, báu vật này bị đánh cắp và xuất hiện trở lại vào năm 1830, được Henry Philip Hope mua lại và đổi tên theo tên chủ mới.




Theo truyền thuyết, viên kim cương này đã có hơn 1.000 năm tuổi thọ và có sức mạnh kỳ diệu của thần Vishu - có thể ban phát tai họa cho những ai dám xúc phạm đến nó... Hy Vọng có hình trứng, nhiều mặt sáng bóng và màu xanh xẫm rực rỡ, kích cỡ 25,60 x 21,78 x 12 mm và nặng 45,52 cara. Hy Vọng được dùng làm mặt của chuỗi vòng cổ và người ta gắn thêm 16 viên kim cương trắng nhỏ khác bao quanh nó. Hy Vọng có màu xanh da trời. 


Huyền thoại bắt đầu vào khoảng năm 1660-1661 khi một thương nhân người Pháp chuyên săn lùng châu báu quý hiếm tên Tavernier Blue đặt chân lên đất Ấn Độ và mua được viên kim cương xanh nặng tới 1233/16 carat (tương đương 22,14 gam) ở vùng Golconda. Tất cả các tài liệu có liên quan đều chép rằng, viên kim cương khổng lồ này bị gỡ ra từ mắt tượng nữ thần Sita, vợ của Rama - hóa thân thứ 7 của vị thần Vishnu, vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo.




 Người ta cho rằng, sau khi phát hiện viên đá quý đã biến mất trên khuôn mặt của bức tượng nàng Sita, các giáo sỹ Bà La Môn đã lập tức dùng bùa chú đặt một lời nguyền cầu xin tai họa giáng xuống những ai dám sở hữu nó. Vì thế, Tavernier đã chịu cái chết thảm khốc vì bị các con chó hoang cắn xé trong chuyến đi đến Nga sau khi ăn trộm viên kim cương.

Trước khi chết, năm 1668, Tavernier bán viên kim cương này cho Louis XIV (tức Louis Mặt trời), vua nước Pháp, cùng 14 viên kim cương cỡ lớn và 1.122 viên nhỏ hơn. Vì hình thù của viên kim cương này quá góc cạnh và thô tháp, Louis XIV đã sai Sieur Pitau - thợ kim hoàn hoàng gia cắt gọt nó lại.




Cuối cùng, trọng lượng viên kim cương này co lại chỉ còn 67 1/8 carat (13,4 gam) và kể từ đó có tên mới là Kim cương trên vương miện (Blue diamond of the Crown) hoặc Màu xanh nước Pháp (French Blue). Vua Louis XVI nằm trong số những người sở hữu nổi tiếng nhất của Hy Vọng - ông bị chặt đầu cùng vợ là nữ hoàng Marie Antoinette. 


Năm 1911, Evalyn Walsh McLean đã mua lại viên kim cương với giá 180.000 USD. Sau đó, tai họa không ngừng đổ xuống đầu gia đình Evalyn. Năm 1916, 6 năm sau khi mua Hy vọng, nhà Evalyn bắt đầu khánh kiệt vì thói ném tiền qua cửa sổ của bà. Năm 1919, con trai của Avalyn chết trong một tai nạn xe hơi. 2 năm sau nữ tác giả May Yohe tung ra cuốn Bí ẩn viên kim cương Hy vọng (The Hope Diamond Mystery) - cuốn sách đầu tiên viết về lời nguyền ma quái.




Cho tới năm 1949, nhà kim hoàn Harry Winston mua lại toàn bộ số nữ trang của Evalyn, trong đó có hai viên Ngôi sao phương Đông và Hy vọng. 9 năm sau đó ông hiến tặng Hy vọng cho tổ chức từ thiện Smithsonian và kể từ đó, nó được trưng bày trong bảo tàng đến tận ngày nay. 


Không chỉ nổi tiếng bởi kích cỡ, màu xanh tuyệt đẹp, viên kim cương có cái tên rất dễ thương này từ nhiiều thế kỷ qua còn gây sự chú ý của cả thế giới bởi lời nguyền ma quái và tai hoạ dành cho những ai dám sở hữu chúng. Trong vòng một năm, toàn bộ gia đình của chủ sở hữu niềm "hy vọng xanh" đã lần lượt thiệt mạng vì nhiều lý do. Trong khi chờ đợi các nhà khoa học tìm ra chìa khóa giải mã điều bí ẩn đó, báu vật "vô giá" Blue Hope vẫn được trưng bày ở Smithsonian để phục vụ khách tham quan.