SlideShow

0

Lời Nguyền Biệt Thự Đảo Gaiola (Isola della Gaiola)

Ngôi biệt thự trên đảo Gaiola

Hiện tượng bí ẩn xảy ra tại đảo Gaiola (tiếng Ý là Isola della Gaiola) nằm ở thành phố Naples – Ý, thuộc vịnh Naples, trung tâm khu vực Gaiola Underwater Park với diện tích tổng thể khoảng 42 ha.

Điều ấn tượng ở đảo Gaiola là mặc dù có 2 đảo nhỏ nằm gần nhau nhưng chỉ có một biệt thự duy nhất và để nối hai đảo nhỏ người ta cho xây dựng một cây cầu nhỏ, cây cầu rất đẹp mà nhìn từ xa dễ nhầm tưởng đó là một vòm đá tự nhiên.

Ban đầu đảo có tên là Euplea – tên một vị thần luôn bảo vệ cho những người đi biển. Sau này người ta mới đổi lại thành Gaiola, theo tiếng địa phương có nghĩa là “hang động nhỏ”, do trên đảo có khá nhiều hang hốc.

Trên đảo còn có một ngôi đền nhỏ để thờ nữ thần sắc đẹp Venus. Ngoài ra, nơi đây vẫn còn một số di tích từ thời La Mã.

Đặc biệt dưới chân hòn đảo, người ta tìm thấy rất nhiều kiến trúc La Mã bị chìm sâu dưới nước. Một số người cho rằng nhà thơ Virgil đã từng đến hòn đảo này để dạy học.

Các hiện tượng bí ẩn lần lượt xảy ra vào thế kỷ 19 khi người dân địa phương chứng kiến nhiều cái chết không lý do của những chủ nhân ngôi biệt thự trên đảo.

Khoảng những năm 1920, một người Thụy Sĩ tên Hans Braun sở hữu căn biệt thự. Người này được tìm thấy bị giết hại dã man và bọc thi thể trong một tấm thảm. Một thời gian ngắn sau đó, vợ của ông Braun cũng bị chết đuối ngoài biển.

Nạn nhân tiếp theo là một người Đức tên Otto Grunback, qua đời vì chứng đau tim. Những cái chết bí ẩn chưa dừng ở đó, tiếp theo là Mauric Yves Sandoz - người đã tự tử trong một bệnh viện tâm thần ở Thụy Sĩ.

Tiếp đến là ông chủ tập đoàn xe Fiat – Gianni Agnelli cũng chung số phận. Sau cái chết bất ngờ của Gianni Agnelli, người con trai duy nhất của ông cũng tự tử và cháu trai ông qua đời vì mắc một căn bệnh ung thư cực hiếm gặp.

Người chủ sở hữu khác của hòn đảo, tỉ phú Paul Getty có phần ít bị ảnh hưởng bởi lời nguyền hơn khi cháu nội ông bị bắt cóc. Và đến người chủ cuối cùng của hòn đảo, Gianpasquale Grappone, bị bắt giam khi công ty bảo hiểm của ông làm ăn thất bại.

Từ đó đến nay, căn biệt thự trở nên hoang phế và không có người nào dám vào ở. Hòn đảo Gaiola vẫn bị bỏ hoang cho đến ngày nay dù cho khung cảnh thanh bình và vẻ đẹp nao lòng của nó.
0

Lời Nguyền Cửu Long Bảo Kiếm của Càn Long Đại ĐếTôn

Được giới trộm mộ nhắc đến như một đại nhân vật, Tôn Điện Anh chính là kẻ đã “viếng thăm” và lấy đi không ít châu báu từ nơi an nghỉ của Càn Long Hoàng đế và Từ Hy Thái hậu.

Tôn Điện Anh và cây Cửu Long Bảo Kiếm (phục chế)

Mộ tặc này đã từng khiến cho vị vua cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi tức giận đến mức suýt thổ huyết, còn thề sẽ không bỏ qua cho Tôn Điện Anh.

Những vật báu quý giá chính là mục tiêu hàng đầu của kẻ đạo mộ, bởi giá trị của một món bảo bối cũng đủ để phát tài. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng có may mắn đào được những thứ đồ trân quý như vậy.

Bên trong nơi an nghỉ của cổ nhân thường chứa đựng một số thứ thuộc về “tà môn”. Cửu Long bảo kiếm chính là một minh chứng cho điều này.

Đây là thứ binh khí được Tôn Điện Anh đào lên từ lăng mộ của Hoàng đế Càn Long vào năm 1928. Kiếm dài 5 xích, chế tác phỏng theo hơi hướng của kiếm Mông Cổ nên có lưỡi cong sắc bén.

Vỏ kiếm được làm từ da cá mập, phía trên khảm đầy hồng ngọc, ngọc bích và kim cương. Trên thân kiếm chạm khắc hình chín con thần long uốn lượn, tượng trưng cho hàm ý “cửu cửu quy nhất”.

Theo quan niệm của Đạo gia, “cửu cửu quy nhất” biểu thị cho sự luân hồi. Hoàng đế Càn Long cho rằng giống như kiếp người, triều đại cũng có thể luân hồi, nên mới hạ lệnh làm ra thanh kiếm với ước nguyện vương triều Đại Thanh mãi mãi trường tồn.

Tương truyền rằng, Cửu Long bảo kiếm mang nhiều âm khí tựa như có oan hồn trú ngụ. Xung quanh thân kiếm luôn tỏa ra sương mù, chín con rồng khắc trên đó uốn lượn vần vũ. Đây vốn là thanh kiếm thuộc về cõi âm, dùng trên dương thế chính là trái với quy luật.

Cây kiếm phục chế lại theo những ghi chép cổ.

Lai lịch của Cửu Long bảo kiếm cho tới nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Nhưng điều khiến cho hậu thế không khỏi khiếp sợ chính là lời nguyền chết chóc ẩn giấu bên trong thanh kiếm này.

Năm xưa, Tôn Điện Anh vì muốn tiêu trừ tang chứng để chạy tội, liền nghĩ ra cách đem đồ trân bảo trộm được tặng cho các “yếu nhân” (nhân vật chủ chốt) trong Quốc Dân Đảng.

Viên bảo thạch trong miệng Từ Hy được họ Tôn này tặng cho Tống Mỹ Linh, còn Cửu Long bảo kiếm được y giao cho Đới Lạp để chuyển tới tay Tưởng Giới Thạch. Đây cũng là khởi điểm cho lời nguyền “ai chạm qua đều chết” ứng nghiệm trên thanh kiếm.

"Mộ tặc" Tôn Điện Anh chính là kẻ mang thanh kiếm thuộc về cõi âm này lên dương thế. 

Đới Lạp có trong tay bảo vật nhưng lại sợ bị mất nên giao cho Mã Hán Tam (khi ấy là Chủ nhiệm Văn phòng Quân thống cục Bình Tân) cất giữ. Họ Mã có trong tay bảo vật liền nổi dã tâm, một mực muốn biến Cửu Long bảo kiếm thành của riêng

Tuy nhiên vào năm 1940, Hán Tam bị rơi vào tay quân Nhật. Để bảo toàn tính mạng, họ Mã đã cắn răng tặng thanh kiếm này cho Sở Mật vụ Nhật Bản. Cửu Long bảo kiếm sau đó về tay của nữ điệp viên người Nhật là Kawashima.

Sau này, Kawashima rơi vào tay Quốc Dân Đảng. Khi bị Đới Lạp tra khảo, nữ điệp viên này có nhắc tới việc Mã Hán Tam giao nộp Cửu Long bảo kiếm. Mã Hán Tam quả thực khai nhận hành vi này. Cửu Long bảo kiếm lần thứ hai trở về tay họ Đới.

Như vậy, từ khi rời khỏi lăng mộ Càn Long, bảo kiếm này đã qua tay bốn người: Tôn Điện Anh, Đới Lạp, Mã Hán Tam và Kawashima. Điều khiến hậu thế không khỏi rùng mình là cả bốn người trên đều phải chịu những kết cục thảm khốc.

Ngày 17 tháng 3 năm 1946, Đới Lạp mang theo Cửu Long bảo kiếm lên chuyến máy bay khởi hành tới Nam Kinh để gặp Tưởng Giới Thạch. Nhưng do thời tiết đột ngột trở xấu, máy bay đâm vào đỉnh núi Giang Ninh và bốc cháy dữ dội.


Tưởng Giới Thạch từng là nạn nhân "hụt" của thanh bảo kiếm mang lời nguyền chết chóc. 

Khi nông dân trong vùng tìm đến nơi, thanh bảo kiếm đã cháy không ra hình thù. Mọi người đều nghĩ là di vật của người quá cố nên an táng trong quan tài cùng thi thể của Đới Lạp.

Vì làm nhiều điều xấu, mộ của họ Đới sau đó bị san bằng. Tung tích thanh kiếm cũng biệt tăm từ đó, nhưng lời nguyền của nó vẫn liên tục ứng nghiệm.

Nữ điệp viên Kawashima bị xử án tử hình. Mã Hán Tam chết do trúng đạn trên đường chạy trốn. Tôn Điện Anh – kẻ “đầu xỏ” mang thanh kiếm tới dương thế cũng chết trong một trại tù binh của quân giải phóng.

Dù vậy, giai thoại về thanh bảo kiếm của cõi âm này cũng chưa vì thế mà dừng lại. Tương truyền rằng, năm xưa Tôn Điện Anh trước khi trộm mộ có gặp một vị cao tăng.

Theo lời của vị cao tăng này thì Nhật Bản đã hiện rõ cái thế “luân hồi”, kiếm Cửu Long phải được đưa ra khỏi mộ Càn Long mới giúp Trung Hoa có thể tránh được kiếp nạn bị ngoại tộc xâm lược lần thứ hai.

Kết quả là bốn năm sau ngày Tôn Điện Anh quật mộ, “Ngụy Mãn Châu quốc” được thành lập. Năm năm sau đó xảy ra biến cố tại cầu Lư Câu (sự kiện Lư Câu kiều) cùng với lời thách thức “ba tháng sẽ tiêu diệt Trung Hoa” từ Nhật Bản.

Tám năm kể từ ngày đó, Cửu Long bảo kiếm biến mất, “Ngụy Mãn Châu quốc” cũng sụp đổ.

Mang hàm ý của sự luân hồi, nhưng Cửu Long bảo kiếm không hoàn thành ước nguyện chấn hưng vương triều của Càn Long, mà lại bị cháy thành một mảnh sắt vụn để rồi biến mất cùng “nạn nhân” của mình.

Mặc dù chỉ là những câu chuyện được truyền tai nhau trong những lúc “trà dư tửu hậu”, nhưng giai thoại về lời nguyền của thanh bảo kiếm trong mộ Càn Long này vẫn khiến người đời không khỏi rùng mình mỗi khi nhắc đến.
0

Lời Nguyền Mae Nak Phra Khanong (Lời nguyền nàng Nak)

Mae Nak Phra Khanong (tiếng Thái: แม่นากพระโขนง, "Mae" là một từ cổ trong tiếng Thái, nó thường đứng trước tên một người phụ nữ), còn được gọi là "Nàng Nak của Phra Khanong"), hoặc đơn giản là Mae Nak (tiếng Thái: แม่นาก, "Nàng Nak") hay Nang Nak (tiếng Thái: นางนาก, "Cô Nak"), là một hồn ma nổi tiếng ở Thái Lan. Theo dân gian, đó là một câu chuyện dựa trên một sự kiện có thật xảy ra vào những năm đầu của thế kỷ 19.

Bên ngoài đề

Người ta cho rằng mỗi người dân Thái đều biết đến câu chuyện về Mae Nak, và hầu hết cư dân ở Bangkok đều biết đến sự hiện diện của ngôi miếu thờ Mae Nak, nó nằm cạnh một con kênh tại quận Pra Khanong, Bangkok. Nhiều tác phẩm nghệ thuật đã lấy cảm hứng từ Mae Nak, một vài trong số đó đã tạo nên sức hút lớn cho khán giả, điều đó thể hiện mối quan tâm đặc biệt của người dân Thái đối với câu chuyện về Mae Nak.

Không có bằng chứng lịch sử chắc chắn về sự tồn tại của câu chuyện. Tuy nhiên, hầu hết người Thái có xu hướng tin rằng câu chuyện về Mae Nak là có thật, hoặc ít nhất là một số chi tiết. Theo truyền thuyết, chuyện xảy ra trong thời gian trị vì củavua Rama IV (1851 - 1868) hoặc vua Rama III (1841-1851). Có một cô gái trẻ xinh đẹp tên là Nak sinh ra tại huyện Phra Khanong thuộc Bangkok, xuất thân của cô là con gái của một vị trưởng xã. Cô cùng lớn lên và yêu một chàng trai tuấn tú tên Mak, nhưng vì Mak quá nghèo, nên người cha giàu có và đầy quyền lực của cô đã ngăn cấm hai người yêu nhau. May mắn thay, cuối cùng họ cũng trở thành vợ chồng.

Khi Nak có bầu, Mak bị gọi đi lính để ra chiến trường trong khi vợ anh phải sống một mình (một số phiên bản thì gọi đây là cuộc chiến tranh chống lại người Shan, các bản khác không nói rõ), anh bị thương nặng trong khi chiến đầu nhưng may mắn thoát chết. Trong khi Mak đang được chăm sóc vết thương để có thể trở lại quê nhà, Nak và đứa bé trong bụng đã chết khi cô cố gắng sinh con. Hai mẹ con sau đó được dân làng chôn cất theo tập tục của địa phương. Nhưng vì tình yêu vô hạn dành cho người chồng, linh hồn của Nak vẫn loanh quanh ở nhà, cô chờ đợi Mak. Khi Mak về tới nhà, anh vui mừng gặp lại vợ và đứa con mới chào đời. Biết chuyện, hàng xóm và mọi người đã cố gắng cảnh báo rằng Mak đang sống với một con ma và rằng vợ con anh đã chết từ lâu, nhưng Mak không tin chuyện đó và anh vẫn tiếp tục sống với vợ mình như trước đây.

Một ngày nọ, Nak đang chuẩn bị món nước chấm trước bữa ăn, bất thình lình, cô làm rơi một trái chanh (cũng có bản nói là con dao) ra ngoài hiên nhà. Trong lúc vội vã, cô đã kéo dài cánh tay của mình ra ngoài hiên để nhặt trái chanh ở xa dưới đất. Mak nhìn thấy cảnh tượng kỳ dị đó và cuối cùng cũng nhận ra người vợ của mình là một con ma. Quá sợ hãi, Mak cố gắng tìm mọi cách để chạy trốn mà không để cho Nak biết.

Hình ảnh Mae Nak trong đền thờ.

Một buổi tối nọ, Mak nói với vợ anh phải xuống nhà để đi tiểu. Thoát khỏi vợ, anh nhanh chóng chạy vào trong bóng đêm. Khi phát hiện chồng mình đã chạy trốn, Nak quyết định đuổi theo bắt anh quay về. Mak thấy vợ và cố che thân mình bằng cách núp sau một bụi Đại bi (Nat; หนาด). Theo dân gian Thái, ma quỷ rất sợ chạm phải lá Đại bi.

Trong sự đau khổ tột cùng, Nak đã nguyền rủa tất cả dân làng tại Phra Khanong, cô giận dữ vì cho rằng chính họ là nguyên nhân khiến Mak rời bỏ cô, cô giết bất cứ người nào ngăn cản cô và Mak sống với nhau. Dân làng đã rất sợ hãi và cuống cuồng tìm kiếm nhiều vị pháp sư giúp đỡ. Có phiên bản nói rằng Mak tái hôn sau cái chết của Nak. Nak ghen tuông và rất tức giận, cô tìm cách phá phách cặp vợ chồng mới cưới. Một tình tiết quan trọng được nhắc đến tất cả các phiên bản là Mak đã chạy tới chùa Wat Mahabut, và anh được che chở bởi một nơi rất linh thiêng, ma quỷ không thể xâm phạm được. Sau đó, hồn ma của Nak bị một vị pháp sư đầy quyền năng thu phục. Ông nhốt cô vào một cái bình bằng đất nung và ném xuống một con kênh. Có nhiều đoạn kết khác nhau của câu chuyện, một trong số đó kể rằng một cặp vợ chồng ngư dân nọ mới chuyển đến sống ở Phra Khanong không biết chuyện hồn ma của Nak, trong lúc bắt cá họ đã tìm thấy chiếc bình đất nọ và tò mò xem có gì ở trong đó. Nak được giải thoát khi họ cố mở nắp chiếc bình.

Tuy nhiên, Nak lại bị thu phục một lần nữa bởi nhà sư Somdej Toh, vị sư được kính trọng nhất đất nước Thái lúc bấy giờ. Để chế ngự hồn ma Nak, ông đã cắt một phần trán của cô để gắn vào dây lưng của mình và đeo nó cho đến cuối đời. Truyền thuyết cho rằng chiếc dây thắt lưng hiện đang thuộc sở hữu của gia đình hoàng gia Thái Lan. Đô đốc Aphakonkiattiwong, hoàng tử của Chumphon, cũng xác nhận là có di vật này. Trong cái kết ở một phiên bản khác, nhà sư đã khuyên giải Nak rằng trong tương lai cô sẽ được đoàn tụ với người chồng yêu quý của mình, và vì thế Nak đã tự nguyện ra đi về thế giới bên kia.

Hình ảnh Mae Nak trong đền thờ.

Ghi chép về Mae Nak xưa nhất trên báo chí là một bài báo được viết bởi K.S.R Kularb của báo Siam Prapet, xuất bản ngày 10 tháng 3 năm 1899. Tác giả đã dành ra một trang rưỡi để trả lời một độc giả của báo khi người này hỏi về "quỷ Nak". Bài báo cho rằng câu chuyện của Mae Nak diễn ra vào thời kỳ vua Rama III, nó dựa trên cuộc đời của Amdaeng Nak (อำแดง นา ก, "Cô Nak"), cô sống cùng người chồng tên Chum, ngôi nhà của họ nằm cạnh con kênh Phra Khanong. Nak qua đời khi cô đã mang thai. Sau đó, người chồng chôn vợ trong trong nghĩa trang của chùa Mahabusaya. Con trai của cô vì lo lắng rằng cha sẽ tái hôn và tài sản thừa kế của mình sẽ bị chia sẻ với mẹ kế, vì vậy anh đã đồn thổi về những câu chuyện ma. Để thuyết phục hơn, anh ta thuê nhiều người đàn ông ném đá vào tàu thuyền đi ngang qua nghĩa trang - nơi chôn cất mẹ mình, đồng thời mặc quần áo phụ nữ để hù họa người khác, làm cho mọi người tin rằng hồn ma Nak đã gây ra điều đó. Sau khi việc bị bại lộ, người con đã thừa nhận mọi chuyện. Đây vẫn là một nghi vấn cho đến nay vì không ai xác thực được câu chuyện được nói đến trong bài báo.

Miếu thờ Mae Nak được cho là nơi chôn cất thi thể hai mẹ con Mae Nak. Ngôi miếu được xây dựng vào cuối thời kỳ Ayutthaya và nằm trong khuôn viên chùa Wat Mahabut, nó nằm sát cạnh con kênh Khanong Phra. Trung tâm của ngôi miếu đặt tượng của Mae Nak bế đứa trẻ sơ sinh. Trang trí trong miếu trông giống như một ngôi nhà của cô, bên trong nó chứa các vật phẩm như vòng hoa, trang phục Thái, mỹ phẩm, tã giấy, bình sữa và đồ chơi cho trẻ em, chúng được các tín đồ đến cầu nguyên dâng tặng cho Mae Nak và con trai của cô. Những bức chân dung của Mae Nak được đặt trong khu vực trung tâm miếu thờ. Một bộ sưu tập trang phục đẹp dành cho cô được xếp phía sau bức tượng của Mae Nak.

Miếu được nhiều tín đồ thường xuyên cúng bái, họ thường đến đây để cầu xin Mae Nak che chở và giúp đỡ, thường là phụ nữ sẽ cầu được thụ thai hoặc sinh con dễ dàng. Chính vì nỗi bất hạnh của cô bị gây ra bởi việc đi lính, nên Mae Nak được cho là rất ghét hình thức này, người dân tin rằng nếu cầu xin Mae Nak, cô sẽ giúp cho họ thoát được việc phải đi nghĩa vụ quân sự. Vì sự linh thiêng của miếu thờ Mae Nak, những người chơi số đề hay tìm đến để xin số, họ sẽ xin số bằng cách đưa tay vào một cái lọ bằng đất sét, rút ra nhiều số, hoặc cào vào vỏ một cây bất kỳ trong miếu để tìm số. Ngoài ra, người ta còn tổ chức hẳn những chuyếndu lịch tham quan miếu thờ Mae Nak.

Nhiều nghi lễ cúng bái cũng được thực hiện tại kênh Phra Khanong nằm cạnh miếu, ở đây cá sống được bày bán tại các gian hàng để khách có thế mua và phóng sinh xuống kênh. Nhiều gian hàng khác tại đền thờ bán đồ chơi, búp sen, nhang, tranh vẽ, vòng hoa,... dành cho những người muốn cúng bái. Sau thành công của bộ phim Tình Người Duyên Ma, một bộ phim dựa theo câu chuyện về Mae Nak ra mắt năm 2013 với nữ diễn viên chính Davika Hoorne, cũng là một tín đồ, đã tới miếu thờ Mae Nak và thực hiện một điệu nhảy kiểu Thái để tỏ lòng biết ơn linh hồn Nak sau khi doanh thu của bộ phim đạt 10 triệu USD. Cô tin rằng Mae Nak đã giúp đỡ để bộ phim đạt được thành công như vậy.

Câu chuyện về Mae Nek là chủ đề cho rất nhiều bộ phim điện ảnh, phim truyền hình và các ấn phẩm khác. Năm 1911, một vở nhạc kịch mang tên "E Nak Prakanong" đã tạo nên một cơn sốt với người dân Thái, một số chi tiết trong vở diễn đã trở thành đặc trưng kinh điển của câu chuyện về Mae Nak mỗi khi nó được nhắc tới, bao gồm cả tên người chồng là Mak. Bên cạnh đó là các tình tiết rùng rợn như việc Mae Nak giết chết người hàng xóm đi mách lẻo, và kéo dài cánh tay thon dài của mình để nhặt trái cây. Có khoảng gần 30 bộ phim lấy cảm hứng từ câu chuyện của Mae Nek, trong đó bộ phim sớm nhất ra đời vào những năm 1930. Năm 1999, bộ phim Nang Naksau khi công chiếu đã trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất thời điểm bấy giờ. Gần đây nhất, năm 2013 bộ phim Tình người duyên ma dựa theo truyền thuyết về Mae Nek ra mắt khán giả, nó cũng nhanh chóng trở thành bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh Thái Lan.

Theo Wiki
0

Lời Nguyền Lâu Đài Morris-Jumel

Ngày 19-1-1964, một nhóm học sinh được đến thăm viện bảo tàng của lâu đài Morris- Jumel. Do phải chờ đợi quá lâu, bọn trẻ bắt đầu tỏ ra phá phách và khó bảo. Một người phụ nữ tóc vàng trong bộ váy tím đi tới. Bà ta mắng cho lũ trẻ một trận, tống chúng ra ngoài rồi sau đó bỏ đi. Điều đáng nói là bà ta… đi xuyên qua cửa.

Mặt tiền lâu đài Morris-Jumel

Khi người quản lý đến, các học sinh kể lại câu chuyện về người đàn bà áo tím thì họ nói không có bất cứ người phụ nữ nào ở đó cả. Nhưng họ cũng bắt đầu tin vào chuyện nơi này có vấn đề.

Dịp khác, một giáo viên dẫn học sinh tới tham quan một gian phòng trên đỉnh của lâu đài. Và cô ta suýt ngất khi nhìn thấy một người lính bước ra từ trong bức tranh. Một người đã chết vì nhồi máu cơ tim sau khi phải đụng độ với một bóng ma trong lâu đài. Linh hồn một cô gái trẻ cũng thường xuyên “viếng thăm” nơi đây. Theo lời kể thì cô ta đã nhảy từ một cửa sổ của lâu đài để tự tử sau cuộc tình đau khổ.

Nội thất sang trọng của lâu đài.

Nhiều du khách tới đây gặp mặt cả bóng ma Aaron Burr, vị phó tổng thống nước Mỹ đồng thời người chồng sau này của nữ chủ nhân lâu đài. Nhưng câu chuyện về ông chồng đầu tiên Stephen Jumel mới thật sự thú vị. Ông ta thường xuyên hiện về và kết tội vợ mình là kẻ sát nhân. Người ta tháo trộm tấm băng cầm máu khi ông ta bị thương và nhìn ông ta chảy máu cho tới chết.
0

Lời Nguyền Nhà Hát Drury Lane ở Luân Đôn

Nhà hát Drury Lane là nhà hát hoàng gia nổi tiếng tại Westminster, London. Drury Lane được xây dựng và mở cửa lần đầu vào năm 1663, và là nhà hát lâu đời nhất của London hiện nay.

Thời hoàng kim của nhà hát Drury Lane.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử và nhiều lần xây dựng, đến nay Drury Lane vẫn đứng vững và trở thành một nơi lưu giữ và duy trì những gì tinh hoa nhất của nghệ thuật sân khấu, nhạc kịch, opera… Tuy nhiên đây cũng là nơi xuất hiện nhiều câu chuyện ma vô cùng bí ẩn.

Nổi tiếng nhất trong số đó chính là câu chuyện về bóng ma màu xám. Bóng ma này có hình dáng một người đàn ông quý tộc, với chiếc mũ Tricorne, áo choàng, đi giầy cao bốt và dắt bên mình cây kiếm. Theo lời kể thì đây chính là oan hồn của một người bị đâm chết tại nhà hát .Năm 1848, người ta mới phát hiện ra xương của ông ta trong một chỗ bị bít kín. Có lẽ do chết quá oan ức mà ông ta vẫn còn ở lại ám ảnh nhà hát.

Nhà hát hiện tại với mặt tiền hiện đại.

Bên cạnh đó, bóng ma nam diễn viên Charles Macklin và diên viên hài Joe Grimaldi cũng xuất hiện ở Drury Lane. Macklin trước đó đã từng giết chêt một thành viên trong đoàn là diễn viên Thomas Hallam nên hồn ma ông ta cứ đi lang thang quanh nơi xảy ra vụ việc.

Năm 1939, một người săn ma tên J. Wentworth Day nói rằng mình đã trông thấy thứ ánh sáng xanh trong nhà hát.
0

Lời Nguyền Ngôi Nhà Borley hay Lời Nguyền Henry Bull

Đây được coi là ngôi nhà ma ám nặng nhất nước Anh. Trước đây trên vị trí xây dựng nó có một tu viện của những thầy tu theo dòng Benedictine. Sau đó nó trở thành vật sở hữu của dòng họ Waldergrave trong 3 thế kỷ. Cho đến khi một người cháu của dòng họ này quyết định xây dựng một ngôi nhà trên khu tu viện cũ thì hàng loạt chuyện kỳ lạ bắt đầu xảy ra.

Hình ảnh căn nhà của Waldergrave.

Người ta nói rằng trông thấy sự lảng vảng của một xe ngựa và bóng ma của một nữ tu sĩ. Rồi còn có cả hình ảnh một tu sĩ trong chiếc áo xám cứ lẩn quẩn trong nhà. Những điều đáng sợ đó đã làm mọi người nhớ tới câu chuỵện về đức cha Henry Dawson Ellis Bull – người đã từng ở đây trong quá khứ. Do quan hệ lén lút với một nữ tu sĩ và bị phát hiện nên ông đã bị xử tử. Nữ tu sĩ kia cũng chung số phận. Chính vì vậy mà linh hồn của họ vẫn cứ ám ảnh ngôi nhà, không chịu ra đi.

Những năm 1920 ngôi nhà được Lionel A. Foyster và người vợ của ông sở hữu. Và câu chuyện kỳ lạ về bóng ma của cha Henry vẫn chưa kết thúc ở đây. Đó là khi bà vợ của Lionel nói rằng có một thế lực tâm linh nào đó đã khoa cửa nhốt bà ta trong phòng, rồi đẩy bà ta ra khỏi giường của mình. Những hòn đã cứ tự động bay đập vào cửa sổ, và những dòng chữ kỳ lạ bỗng nhiên xuất hiện trên tường…

Những hình ảnh được chụp bởi Harry Price.

Harry Price một nhà săn ma nổi tiếng đã từng có những cuộc điều tra tại ngôi nhà Borley và từng chứng kiến bóng ma nữ tu sĩ tại đây.

Năm 1936, ngôi nhà Borley bị cháy đem theo luôn truyền thuyết ma quỷ. Nhưng rồi sau đó lại có người nói rằng dưới đám cháy người ta tìm thấy thi thể của nữ tu sĩ xấu số kia. Những câu chuyện vẫn tiếp tục, người ta vẫn tới đây để mong được nhìn thấy bóng ma của ngôi nhà Borley.
0

Lời Nguyền Brown Lady ở Lâu Đài Raynham Hallog

Về mặt khoa học, người ta vẫn không tài nào lý giải được những hiện tượng tâm linh đáng sợ, trong đó phải kể đến hiện tượng linh hồn người chết không siêu thoát. Một trong những bằng chứng nổi tiếng qua nhiều thập kỷ đó là hồn ma Brown Lady (quý bà váy nâu) ở lâu đài Raynham, Anh quốc.

Lâu đài Raynhan Hallog ở Anh.

Lâu đài Raynham là một trong những tòa nhà nguy nga, lỗng lẫy nhất hạt Norfolk, Anh được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 17. Trong suốt 300 năm đầu, lâu đài Raynham là tài sản thuộc dòng họ Townshend, và sau này đã được sang tên đổi chủ nhiều lần. Không chỉ bởi lối kiến trúc độc đáo mà những câu chyện kỳ bí xảy ra tại nơi đây đã khiến cho lâu đài Raynham đã trở thành một trong những địa điểm tham quan thu hút khách du lịch đông nhất nước Anh. Qua gần 400 năm tồn tại, lâu đài Raynham được dân quanh vùng đồn đại là bị ma ám. Đã có rất nhiều người tận mắt chứng kiến hồn ma một người phụ nữ cứ vảng vất trong tòa lâu đài cổ trong suốt thế kỷ 17 và 18. 

Những năm đầu của thế kỷ 17, trong một lần nghỉ chân tại lâu đài Raytham, Vua George IV cho biết Ngài đã thấy một hồn ma phụ nữ đứng bên cạnh giường. Người phụ nữ này mặc váy màu nâu, khuôn mặt trắng bợt và tóc tai rũ rượi trông rất đáng sợ. Ngay trong đêm hôm đó, Ngài đã rời khỏi lâu đài trong sự sợ hãi tột độ. Đến năm 1835, Lucia C. Stone là người trực tiếp ghi nhận những câu chuyện tương tự tại lâu đài Raynham. Stone cho biết nhân dịp Giáng sinh, Lãnh chúa Townsend đã mời khách khứa tới lâu đài của mình dự tiệc. Trong các vị quan khách, Đại tá Colonel Loftus và một vị khách có tên Hawkins là người đã trực tiếp nhìn thấy hồn ma bí ẩn. Đại tá Loftus kể lại, trong một buổi tối muộn khi đi về phòng, đại tá bắt gặp một bóng người mặc váy nâu đứng trước mặt mình. Cố định hình xem người phụ nữ đó là ai thì bất chợt, hồn ma biến mất một cách khó hiểu. Trong tuần tiếp theo, đại tá Loftus lại tiếp tục được diện kiến hồn ma nữ này. Nhưng lần này, ngài đã quan sát được rõ hơn. Theo miêu tả của đại tá, đây là một người phụ nữ trông có vẻ quý phái. Hồn ma vẫn mặc chiếc váy satin màu nâu lần trước, nhưng đáng sợ nhất là làn da phát sáng trong bóng đêm và đôi mắt đã bị móc mất. Không chỉ riêng Đại tá Loftus mà những quan khách khác cũng khẳng định nhìn thấy hồn ma này sau khi nghe câu chuyện của đại tá Loftus. Năm 1836, Đại tá Frederick Marryat quyết định nghỉ tại căn phòng nơi người phụ nữ váy nâu bí ẩn thường xuất hiện để tìm hiểu sự tình. Vài ngày sau, khi đang bước xuống cầu thang, Đại tá Marryat và hai người bạn đã co rúm lại vì sợ sau khi nhìn thấy người hồn ma nữ mặc váy nâu bí ẩn cầm chiếc đèn lồng đi lướt qua họ. Theo đại tá, hồn ma đã nhìn họ, mỉm cười một cách man rợ. Marryat đã nhanh tay rút khẩu súng lục mang theo bên mình và bắn về phía quý bà mặc váy nâu nhưng viên đạn đi xuyên qua hồn ma và găm thẳng vào tường. 

Trong suốt thế kỷ sau đó, người ta vẫn thường xuyên nhìn thấy hồn ma của người phụ nữ mặc váy nâu nhưng phải đến sự kiện năm 1936, những nghi vấn về hồn ma này mới được dư luận đặc biệt quan tâm. Năm 1936, nhiếp ảnh gia Indra Shira được giao nhiệm vụ chụp vài tấm ảnh tại lâu đài Raytham. Đi cùng với Shira còn có trợ lý của ông – Captain Provand. Trong khi đang chụp ảnh chiếc cầu thang bằng gỗ sồi độc đáo, Shira nhìn thấy một làn khói xuất hiện trên bậc cầu thang. Dần dần, làn khói tạo thành hình một người phụ nữ khiến Shira vô cùng ngạc nhiên. Ngay lập tức, ông bảo trợ lý của mình chụp lại hiện tượng kỳ lạ trên. Lúc đó, Shira cầm đèn hắt sáng, còn Provand cầm máy chụp theo lời của sếp mà không biết mình đang chụp cái gì. Phải đến khi bức ảnh được rửa ra, Provand mới nhìn thấy hình người phụ nữ xuất hiện trên đó. Sau khi được đăng tải trên tạp chí Country Life (Cuộc sống nông thôn) vào ngày 16/12/1936, dư luận đã được dịp dấy lên những tin đồn ngày một nhiều về người phụ nữ mặc váy nâu bí ẩn trong lâu đài Raytham. Mặc dù nhiều người cho rằng, bức ảnh đã được sắp đặt từ trước thì cho đến nay, vẫn không ai có thể đưa ra bằng chứng khẳng định bức ảnh là giả mạo. 

Hồn ma người phụ nữ mặc váy nâu bí ẩn 

Sau một loạt những sự xuất hiện của hồn ma người phụ nữ mặc váy nâu bí ẩn. Người ta cho rằng đó chính là hồn ma của quý bà Dorothy Walpole (1686 – 1726) dựa vào câu chuyện của cuộc đời bà cũng như chiếc váy nâu bà mặc trong bức ảnh chân dung. Bà Dorothy đem lòng yêu Tử tước đời thứ 2 Charles Townshend nhưng cha bà đã ngăn cấm vì lo sợ mang tiếng hám của nhà giàu. Phải đến năm 1711, sau khi vợ cả của Tử tước Charles qua đời, bà Dorothy mới được danh chính ngôn thuận làm vợ của vị lãnh chúa giàu có. Bà Dorothy là vợ thứ hai của Lãnh chúa Charles Townshend – người nổi tiếng với tính tình tàn bạo. Vì vậy, sau khi Lãnh chúa Townshend phát hiện bà Dorothy ngoại tình, ông đã nhốt bà trong phòng riêng khóa kín. Thậm chí, bà còn không được gặp mặt 7 đứa con của mình. Ngày 29/3/1726, bà qua đời ở tuổi 40 vì bệnh đậu mùa nhưng cũng nhiều người nói rằng bà bị đau tim mà chết. Bên cạnh đó cũng tồn tại một số lời đồn đại rằng bà Dorothy đã bị ngã gãy cổ do Lãnh chúa Townshend đẩy xuống khỏi cầu thang. Bí ẩn không lời giải đáp Theo thuyết tâm linh, những người bị chết oan, chết tức tưởi… thường linh hồn của họ sẽ lưu lại trên trần gian, ám ảnh những người ở dương thế mà không được siêu thoát. Điều kỳ lạ là kể từ khi bức ảnh về Quý bà váy nâu xuất hiện trên các mặt báo, người ta cũng không còn cơ hội diện kiến hồn ma bí ẩn này thêm lần nào nữa, những tin đồn kể từ đó cũng dần nguội nhạt đi theo thời gian. Cho đến ngày nay, hồn ma Quý bà váy nâuvẫn luôn là một bí ẩn không lời giải đáp mặc dù đã có rất nhiều bằng chứng được đưa ra suốt gần 400 năm. 
0

Lời Nguyền John Lawson hay Lời Nguyền Ma-nơ-canh ở New Hamburg


 
Một ngôi nhà ở New York không hề có người sinh sống, thế nhưng mỗi ngày những con ma-nơ-canh vẫn tự di chuyển mà chưa ai giải thích được.

Ngôi nhà John Lawson nằm gần ga xe lửa New Hamburg ở New York, Mỹ rất kỳ lạ. Hàng ngày, ngoài hiên ngôi nhà luôn xuất hiện vài ma-nơ-canh có kích thước như người thật, mặc quần áo của phụ nữ từ thế kỷ trước. Mỗi ngày, số lượng ma-nơ-canh, vị trí chúng được sắp xếp lại thay đổi để thể hiện các chủ đề khác nhau. Tuy nhiên, không ai biết làm thế nào những con ma-nơ-canh lại xuất hiện ở ngôi nhà này. John Lawson là một trong 6 ngôi nhà ở khu di tích lịch sử và không có người nào sinh sống ở đây.

Một số người tin rằng những con ma-nơ-canh đang truyền đạt một tin nhắn, một bí ẩn chưa được khám phá. Có người lại cho rằng bí ẩn của những con ma-nơ-canh nằm ở lịch sử của ngôi nhà. Tại ngôi nhà John Lawson đã xảy ra nhiều chuyện không may. Được xây dựng vào năm 1845, John Lawson là một trong những ngôi nhà còn sót lại sau khi một đám cháy lớn đã phá hủy gần như toàn bộ khu vực lân cận.

 
 
Năm 1871, trong một đợt giá rét kéo dài hai tuần, một đoàn tàu đã gặp tai nạn cách ngôi nhà 60m, 22 người đã tử vong ngay lúc đó. Người ta cho rằng những con ma-nơ-canh luôn hướng về nơi xảy ra tai nạn. Đôi khi, những con ma-nơ-canh này lại hướng về các ngôi nhà khác trong khu di tích, hầu hết những ngôi nhà này đã bị bỏ hoang nhiều năm nay.

Điều lạ là những con ma-nơ-canh luôn nắm chặt trong tay một cuốn sách, chiếc khăn, bàn chải, lồng chim hay tách trà... Đằng sau ngôi nhà có một vườn rau và các ngày trời mưa, những con búp bê sẽ biến mất khỏi hiên nhà. Những người dân sống gần đó cho biết họ thấy một ánh sáng mờ nhạt trong bếp ngôi nhà John Lawson vào ban đêm. Tuy nhiên, họ chưa từng thấy ai sống trong đó cũng như không biết chủ sở hữu ngôi nhà. Cho đến giờ vì sao những con ma-nơ-canh tự di chuyển ở ngôi nhà John Lawson vẫn là một bí ẩn.
0

Lời Nguyền Bài Hát Hòn Đá Cô Đơn

"Hòn đá cô đơn" là bài hát được sáng tác bởi tác giả khuyết danh, có giai điệu chậm, buồn rất phố biến với sinh viên và học sinh Việt Nam. Lời bài hát kể về chàng trai thất tình nghĩ mình giống như một hòn đá cô đơn và gửi lời tâm sự tới "chị gió bay ngang qua" và "giọt nước rơi trên mi".

Bài hát "Hòn đá cô đơn" là một bí ẩn về tác giả, và thời gian sáng tác của bài hát cũng không rõ ràng. Có nhiều thông tin trong giới trẻ, nhất là các sinh viên, học sinh và các cuộc tranh luận trên các diễn đàn ở Việt Nam cho rằng bài hát sáng tác khoảng từ năm 2007 - 2009 do một sinh viên trường Đại học Xây dựng hoặc trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Cũng có ý kiến cho rằng bài hát này được sáng tác bởi một học sinh cấp 3 trong ngày bế giảng. Và điểm chung với "Tuổi hồng thơ ngây", các tin đồn đều cho rằng tác giả đã tự vẫn vì đau buồn sau khi sáng tác bài hát.

Bài hát bắt đầu được ưa chuộng qua internet bởi các ca sĩ nghiệp dư hát dưới nền nhạc ghi-ta mộc (ví dụ: Trần Vũ), chủ yếu được lan truyền và phổ biến trong giới sinh viên, học sinh. Cũng có nhiều nhóm nhạc và ca sĩ hát lại bài hát trong phòng thu với nhiều hiệu ứng âm thanh, nhưng chủ đạo vẫn luôn là ghi-ta.

Lời bài hát có nhiều phiên bản và phổ biến được hát dưới nền nhạc ghi-ta bởi các sinh viên, học sinh. Dưới đây là lời phổ biến nhất trong giới trẻ.
Có hòn đá cô đơn xa xa
Đứng ở đó cớ sao một mình
Phải chăng đá cũng thất tình
Hoà niềm đau với ta
Có chị gió bay ngang qua
Khẽ nhẹ vuốt mát tâm hồn mình
Này cậu trai thất tình
Buồn làm chi hỡi em
Có giọt nước rơi trên mi
Khẽ nhẹ thấm xót xa trong lòng
Hình như nước cũng biết rằng
Nàng đã xa cách ta
Ôi giọt nước đau thương kia ơi
Chớ vội khóc khiến ta thêm buồn
Vì ta cũng đã biết rằng
Nàng đã xa cách ta
Khi người nỡ quay lưng ra đi
Dẫu còn chút vấn vương trong lòng
Thì người yêu ơi ta biết rằng
Nàng đã xa cách ta
Ta ôm một chút đau thương thôi
Giấu thật kín mãi trong tâm hồn
Vì người yêu ơi ta biết rằng
Nàng sẽ quên mất ta

0

Lời Nguyền Bài Hát Tuổi Hồng Thơ Ngây

"Tuổi hồng thơ ngây" là bài hát Việt Nam có giai điệu nhẹ nhàng và buồn, do một tác giả khuyết danh sáng tác vào khoảng cuối thập niên 1980. Lúc xuất hiện bài hát nhanh chóng được yêu thích và lan truyền trong giới trẻ yêu âm nhạc tại Việt Nam, đặc biệt là giới sinh viên và học sinh cấp 3. Với những ca từ mộc mạc mang giai điệu buồn da diết, bài hát nói về mối tình của một chàng trai dành cho cô gái mà mình yêu, hai người đã gắn bó với nhau từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Tình cảm của họ tiến triển theo thời gian và đã có những kỷ niệm đẹp bên nhau, họ đã trao cho nhau những lời ước hẹn. Thế nhưng, cô gái kia đã không giữ lời hứa và bỏ đi lấy chồng trong nỗi đau khổ của người yêu. Quá đau khổ, nam sinh này đã sáng tác bài "Tuổi hồng thơ ngây" như một lời tự sự về mối tình của mình rồi tự vẫn.

Bài hát khá phổ biến trong giới trẻ, nhất là giới sinh viên, nhưng hiện nay vẫn chưa xác định được tác giả của bài hát này là ai. Có nhiều thông tin cho rằng, đây là tác phẩm của một nam sinh viên theo học tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Một nguồn khác cho thông tin rằng Có thể nói bài hát như một Lời nguyền.Tên thật của anh là: Nguyễn Trung kiên là người con Tây Bắc. Lúc đó anh đang là sinh viên năm thứ 4 đại học bách khoa Hà Nội. Khi biết người yêu không giữ lời hẹn ước đã đi lấy chồng. Anh đã về phòng (tầng 4 -KTX của trường) trong tâm trạng buồn anh đã viết ra bài thơ "Tuổi hồng thơ ngây". Rồi anh đã reo  mình từ tầng 4 ... Anh ra đi thật thương tâm,làm bàng hoàng cả trường. Anh ra đi nhưng linh hồn anh vẫn mãi ám ảnh bài hát. Một người bạn của anh đã tìm thấy bài thơ và anh này thì quen biết nhạc sĩ Thanh Tùng.Thấy bài thơ hay nên nhạc sĩ đã phổ nhạc. Người bạn đó năm sau gặp tai nạn bất ngờ,tuy không chết nhưng bại não. Đó là câu chuyện đầu tiên liên quan đến lời nguyền của bài hát.


Nhân buổi kỷ niệm một năm sau ngày mất của Thái Tuấn, bạn bè của Tuấn có tổ chức một buổi lễ nhỏ. Để tưởng nhớ bạn, L.Hương đã hát bài hát này với tiếng đệm đàn của bạn trai cùng lớp (tên Tuấn Anh). Tối đó sau buổi kỷ niệm,hai người đã bị xe tải cán chết...khó hiểu...ngẫu nhiên...hay ma ám.

Đã có nhiều lời đồn về chuyện ma quỷ xung quanh bài hát.Nên một thời gian dài không ai hát bài này. Còn căn phòng nơi Thái tuấn tự sát được gọi là căn phòng ma ám hay nhạc ma ngân trong đêm.Có nhiều học sinh dọn vào đó năm đầu nhập học thì đêm đầu tiên khi đang mơ màng ngủ.Bỗng thức giấc bời tiếng ghi ta"Tuổi hồng thơ ngây"nghe âm u như vọng từ cõi âm về.Khi mở mắt thì thấy bóng một người bay qua cửa sổ...kinh hãi.Hôm sau người đó đi hỏi quanh đó xem có ai đánh đàn tối qua kô.Thì đều nhận được cái lắc đầu.Vì có còn ai dám đánh bài hát đó đâu, sợ ma ám. Mấy đêm sau lại chứng kiến lại như thế...Sợ,xin trường cho chuyển phòng.Rồi lại có học sinh kô biết dọn vào đó rồi lại đòi dọn đi.Về sau kô ai dọn tới đó nữa.Tiếng đan giữa đêm cũng thôi kô ngân nga nữa.Lâu rồi câu chuyê đó đi vào quên lãng.

Tuổi hồng thơ ngây được trình bày bởi nhiều người, phần lớn trong số đó là những ca sĩ nghiệp dư. Hải Nam, Trần An.Vì là một ca khúc lưu truyền không chính thức nên bài hát có nhiều phiên bản và nhiều cách thể hiện khác nhau. Năm 2007, ca sĩ Thủy Tiên đã trình bày lại và có ý định đưa ca khúc này vào album mới của mình khi đó là album Giấc mơ tuyết trắng. Nhưng vì lo ngại về vấn đề bản quyền của bài hát không rõ ràng nên dự định này đã không thực hiện được, sau đó thì ca sĩ Thủy Tiên đã đưa bài hát lên blog riêng của mình để chia sẻ với mọi người. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng thực hiện single bài hát này.

Gần đây xuất hiện nghi vấn phần nhạc của "Tuổi hồng thơ ngây" thực chất là từ một ca khúc Hàn Quốc có tên "Love Cannot Be Done" (tạm dịch: Mối tình dang dở), ra đời từ năm 1972 được trình bày bởi nữ ca sĩ Yang Hee Eun.

Bài hát có nhiều phiên bản với phần lời khác nhau, dưới đây là trích đoạn của một trong số đó:

Tuổi hồng thơ ngây dưới mái trường
Tuổi thơ đã đi qua rồi
Để lại trong tôi một nỗi buồn
Nói lên tiếng yêu lặng thầm, anh dành cho em

Xưa chúng ta chung trường
Cùng nhau kết hoa ước hẹn
Mà sao bỗng dưng em lại
Bỏ quên hoa quên tình tôi
Em vội ra đi trong ly biệt
Tháng năm vẫn trôi qua dần, anh chờ tin em...


t 
0

Lời Nguyền Sân Vận động St. Andrew

Khi chuyển từ vùng Muntz Street sang Bordesley và xây dựng SVĐ St. Andrew’s, BLĐ Birmingham City đã lựa chọn một mảnh đất vốn là của người nhập cư gốc Romania tại Anh. Bực tức và bức xúc vì bị đẩy ra ngoài đường, những người Romania này đã đặt ra một lời nguyền có hiệu lực 100 năm đối với SVĐ St. Andrew’s.


Trong nhiều năm liền, đã có nhiều HLV của Birmingham tìm cách hóa giải lời nguyền này, nhưng mọi nỗ lực của họ đều vô hiệu. Tháng 12 năm 2006, thời điểm tròn 100 năm lời nguyền được đặt ra và cũng là lúc nó hết hiệu lực, CLB Birmingham City đã tổ chức ăn mừng sau trận thắng QPR với tỷ số 2-1.
0

Lời Nguyền Benfica hay Lời Nguyền Bela Guttmann

Trong thời gian nắm quyền tại CLB Benfica, HLV huyền thoại Bela Guttmann đã giúp đội bóng Bồ Đào Nha giành 2 chức vô địch giải quốc nội, và đặc biệt nhất là 2 lần vô địch European Cup (tiền thân của Champions League ngày nay).


Năm 1962, Sau khi đưa Benfica tới chức vô địch châu Âu lần thứ hai liên tiếp, HLV người Hungary đã yêu cầu BLĐ đội bóng thưởng cho ông một khoản tiền và nâng lương của ông trong hợp đồng. Tuy vậy, đội bóng Bồ Đào Nha đã từ chối yêu cầu của ông, và thậm chí sau đó còn sa thải Bela Guttmann. Bực mình vì bị đuổi việc, Guttmann đã tuyên bố: “Sẽ không có bất kỳ đội bóng Bồ Đào Nha nào có thể vô địch châu Âu hai lần, và Benfica sẽ không bao giờ vô địch châu Âu trong vòng 100 năm nữa.”

Nửa đầu của lời nguyền này đã được Porto hóa giải khi họ vô địch cúp châu Âu hai lần vào các năm 1987 và 2004, tuy vậy nửa sau vẫn còn hiệu lực đến ngày hôm nay. Benfica đã lọt vào chung kết cúp châu Âu 8 lần, và đều thất bại.
0

Lời Nguyền Dòng Họ Romanov hay Lời Nguyền Grigory Rasputin


Gia tộc Romanov trị vì nước Nga cuối thế kỷ XIX đã vướng vào một lời nguyền và phải hứng chịu cái chết thảm khốc… Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là giai đoạn đánh dấu những bước chuyển lớn của nước Nga rộng lớn. Năm 1917, Cách mạng Tháng 10 Nga thành công, chính thức chấm dứt chế độ phong kiến tại nước này dưới sự trị vì của vương triều hoàng gia Romanov. 


Và đó cũng là thời điểm linh ứng một "thế lực vô hình" được cho là lời nguyền độc ác, bí ẩn và đẫm máu - lời nguyền gia tộc Romanov…

Dòng họ Romanov…

Lời nguyền xoay quanh dòng họ hoàng gia Romanov - dòng họ cai trị nước Nga trong khoảng 2 thế kỷ. Sa hoàng đầu tiên của nhà Romanov là Mikhail Romanov, lên ngôi năm 1613, khi mới 16 tuổi. 


Sa hoàng Nga Mikhail - người đầu tiên của dòng tộc Romanov lên ngôi báu.

Thời kỳ trị vì của dòng họ này đã mở ra tương lai mới cho nước Nga. Dưới sự cai quản của các Sa hoàng nhà Romanov, Nga trở thành một đế quốc quân sự hùng mạnh, từng có thời đánh bại Napoleon Đại đế của Pháp.

Có công nhưng tội của hoàng tộc Romanov cũng không hề nhỏ. Thời kỳ những năm cầm quyền cuối, các Sa hoàng đã liên tục đưa nước Nga vào tình trạng chiến tranh, khiến đời sống nhân dân Nga muôn vàn khổ cực. 

Đỉnh điểm là quyết định tham gia vào Thế chiến I (1914-1918) của Nicholas II, làm cả nước Nga rơi vào khủng hoảng. Do đó, sự sụp đổ của gia tộc này sẽ đến như một quy luật tất yếu.

Và người đóng góp quan trọng trong việc kết thúc triều đại này với một lời nguyền đẫm máu chính là thầy tu Grigory Rasputin.

Sinh ra tại một ngôi làng nhỏ ở Siberia năm 1869, từ nhỏ Grigory đã bộc lộ những khả năng khác thường của mình, đó là tiên đoán và chữa bệnh cho người khác. Lớn hơn một chút, Grigory trở thành một thầy tu và dần bước chân vào triều đình. Nhờ ấn tượng về bề ngoài đầy sức hút ma thuật, Grigory nhanh chóng trở thành một thân tín, được Sa hoàng Nicholas II và hoàng hậu Aleksandra trọng dụng.

Grigory Rasputin trong triều đình dưới thời Nicholas II.

Chiến công lớn nhất trong đời của Grigory chính là chữa lành bệnh cho con trai Sa hoàng, hoàng tử Alexei mắc chứng máu khó đông. Thầy tu đã dùng thuật thôi miên, kết hợp với một số loại thảo dược, và kể cho Alexei những câu chuyện giúp cậu thư giãn như là một liệu pháp điều trị. Tình hình sức khỏe của cậu bé ngày cải thiện và hoàng tộc Romanov coi Grigory là “thánh nhân” hay “một người bạn”.

Chân dung "người bạn" của dòng tộc Romanov.

Tuy nhiên, do sự thần bí cùng cuộc sống phức tạp của mình (Grigory nghiện rượu, nhiều lần bị tố cáo lạm dụng tình dục), thầy tu Grigory không được phần đông giới thượng lưu, quý tộc Nga chấp nhận. Nhiều người muốn ông phải chết, vì lo sợ sự thao túng của Grigory với chính trị của nước Nga cùng những âm mưu ám sát.


Căn nhà nơi Grigory Rasputin từng sinh sống.

Grigory có lẽ đã cảm nhận được điều đó. Năm 1916, ông đã gửi một bức thư cho Sa hoàng Nicholas II. Trong thư, ông nói rằng, mình cảm nhận được cái chết bản thân đang gần kề. Ông cảnh báo Nicholas II, nếu ông bị những người nông dân, người bình thường giết chết thì không sao, nhưng nếu ông bị ám hại bởi tầng lớp thượng lưu quý tộc, thì nước Nga sẽ trở nên đại loạn, kéo dài 25 năm. “Anh em sẽ ghét bỏ, giết chết lẫn nhau”, chế độ quân chủ sụp đổ và hoàng tộc sẽ bỏ mạng trong vòng chưa đầy 1 năm…

Khi nhận được bức thư trên, có lẽ Nicholas II cũng không nghĩ nó lại trở thành sự thật nhanh tới vậy. Tháng 12/1916, Grigory bị ám sát và chết bởi một loạt các nguyên nhân. Đầu tiên, ông bị đầu độc bằng rượu vang đỏ pha xyanua với lượng độc đủ giết tới 5 người đàn ông. 

Nhóm chủ mưu trong đó có hoàng tử Yusupov lo lắng Grigory thần bí sẽ không chết nên dùng thêm súng lục, rồi đánh đập dã man thầy tu trước khi quăng ông xuống dòng sông Neva.

Grigory đã chết và dường như lời nguyền của ông linh ứng ngay lập tức. Nội bộ hoàng gia xuất hiện những lục đục, hoàng tộc nghi kị, ghét bỏ lẫn nhau. Trong vòng chưa đầy 1 năm sau, chế độ quân chủ ở Nga dưới sự trị vì của hoàng tộc Romanov chấm dứt với Cách mạng Tháng 10 Nga thành công năm 1917.


Sa hoàng Nicholas II cùng gia đình sau đó phải rời khỏi hoàng cung, trốn chạy. Và chỉ 1 năm sau nữa, phần còn lại trong bức thư của Grigory đã trở thành sự thật - một kết cục thảm thương đến với hoàng gia Romanov.


Toàn bộ gia đình hoàng gia Romanov bị sát hại năm 1918.

Cả nhà Romanov, gồm Sa hoàng Nicholas II và hoàng hậu Aleksandra, 4 công chúa, 1 hoàng tử cùng gia nhân, đầu bếp, ngự y, tùy tùng đều bị bắn chết thảm khốc đêm ngày 17/07/1918. Các cơ quan chức trách đã tiến hành điều tra vụ thảm sát, song dường như có một thế lực ngăn cản họ tìm ra đáp án.


Căn phòng nơi diễn ra vụ thảm sát.

Sergeyev - một trong hai người phụ trách cuộc điều tra đã qua đời một cách bí ẩn năm 1919. Công việc điều tra cuối cùng cũng lâm vào bế tắc vì không còn manh mối nào hết.

Vậy là cho tới ngày nay, cái chết của gia tộc Romanov vẫn chưa được làm sáng tỏ. Và lời nguyền của Grigory năm nào vẫn được coi là nguyên nhân của vụ thảm sát ấy…
0

Lời Nguyền Bản Giao Hưởng Số 9



Trong nền âm nhạc cổ điển thế giới, các nghệ sĩ vẫn truyền tai nhau về những cái chết trùng lặp đến đáng sợ có tên gọi "Lời nguyền bản giao hưởng số 9".

Nguyên nhân tên gọi của lời nguyền này xuất phát từ việc nhiều nhạc sĩ qua đời chỉ một thời gian ngắn sau khi hoàn thành xong bản giao hưởng thứ 9 của mình.
 
Thiên tài âm nhạc Beethoven qua đời sau khi hoàn thành bản giao hưởng thứ 9.
 
Mặc dù, từ trước tới nay, lời nguyền này vẫn chỉ được coi là mê tín dị đoan, nhưng cái chết của thiên tài âm nhạc Beethoven có lẽ sẽ khiến nhiều người phải giật mình, chú tâm tới.
 
Nhà soạn nhạc người Áo Gustav Mahler vẫn không bước qua nổi cái dớp đáng sợ của làng nhạc cổ điển thế giới.
 
Nhà soạn nhạc người Áo có tên Gustav Mahler cứ nghĩ rằng mình sẽ là người đầu tiên hóa giải được lời nguyền đáng sợ này. Khi chỉ mới bắt tay vào bản nhạc thứ 10, ông lại tiếp tục qua đời giữa công trình nghệ thuật còn ngổn ngang. Điều này, càng khiến lời nguyền bản nhạc thứ 9 này càng trở nên bí ẩn hơn bao giờ hết.
0

Lời Nguyền Buddy Holly

Sau cái chết đồng loạt của những nghệ sĩ như rocker Buddy Holly, ca sĩ Richie Valens và ca sĩ The Big Bopper, ngày 3/2/1959 được những người yêu nhạc đặt cho cái tên "Ngày âm nhạc chết lặng".
 
Buddy Holly ra đi ở tuổi 23.

Được biết, vào ngày này, cả 3 nghệ sĩ đình đám của Mỹ những năm 1950 đã cùng tử nạn trong vụ đâm máy bay, dịp Lễ hội Khiêu vũ mùa đông. Đây cũng được coi là điểm khởi đầu cho lời nguyền Buddy Holly. Sở dĩ bị gọi là "lời nguyền Buddy Holly" là vì những nhạc sĩ, những ca sĩ hay người có quan hệ giao tiếp với anh đều chết yểu.
 
Ronnie Smith, một ca sĩ được mời tới để thay thế Holly trong tour diễn năm đó đã phải tới bệnh viện điều trị tâm thần ngay sau buổi biểu diễn trong Lễ hội Khiêu vũ mùa đông, đồng thời cũng được coi là buổi biểu diễn cuối cùng của anh. Vài năm sau đó, Ronnie đã treo cổ tự tử kết thúc cuộc đời nghệ sĩ của mình.

Kế đến là David Box, một thành viên trong nhóm The Crickets của Holly. David cũng đã theo đuổi sự nghiệp hát solo, nhưng cũng giống như người bạn xấu số của mình, anh tử nạn trong một vụ đâm máy bay khác. Thật trùng hợp, chàng ca sĩ cũng qua đời ở tuổi 23.
 
Hiện trường vụ đâm máy bay năm 1950 khiến 3 nghệ sĩ người Mỹ tử nạn.
 
Sau cái chết của Holly, Maria - vợ anh đã bị thất lạc đứa con duy nhất của hai người. Cũng kể từ đó, lời nguyền Buddy Holly đã ám tới Gene VincentEddie Cochran. Cả hai nghệ sĩ này đều có mối quan hệ mật thiết với Holly cũng như nhóm The Crickets.

Theo đưa tin, lời nguyền đáng sợ này còn ám Keith Moon sau khi xem xong bộ phim "Cuộc đời của Buddy Holly" vào ngày 9/7. Ngày Keith Moon qua đời trùng vào đúng ngày sinh nhật của Holly.
 
0

Lời Nguyền Ca Khúc "Turn Off The Dark"

Ca khúc "Turn Off The Dark" (tạm dịch: Xóa tan bóng đêm) là một ca khúc nằm trong vở nhạc kịch nổi tiếng của Broadway có tên "Spiderman: Turn Off The Dark". Không chỉ là ca khúc mang tai tiếng mà Turn Off The Dark còn được mệnh danh là bản nhạc tử thần. Mặc dù được lên ý tưởng bởi những tài năng như giám đốc âm nhạc của bộ phim "The Lion King", nhạc sĩ của ban nhạc U2 và một tác giả truyện tranh nổi tiếng nhưng vở nhạc kịch liên tục bị trì hoãn.
 
 
Nam diễn viên chính bị ngã từ độ cao 9m trước sự chứng kiến của đông đảo khán giả.
 
Trong quá trình tập luyện ca khúc, những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra với các thành viên của vở nhạc kịch. Cụ thể, có 4 người đã bị thương trong lúc diễn tập. Giám đốc chương trình bị bỏng, nam diễn viên Christopher Tierney - người đóng vai Spiderman đã bị rơi từ độ cao 9m xuống mặt đất, một vũ công bị gãy xương cổ tay và một nam diễn viên khác bị gãy xương mắt cá chân.
 
Sau một loạt những tổn thất cả về sức khỏe và tinh thần, kinh phí sản xuất vở nhạc kịch đã lên tới 65 triệu USD (khoảng 1.365 tỉ đồng), khiến nó trở thành vở nhạc kịch có chi phí cao nhất từ trước tới giờ.

Diễn viên được đưa đi cấp cứu ngay lập tức sau sự cố.

Có lẽ may mắn hơn cả là không có bất kỳ thiệt hại nào về tính mạng được ghi nhận trong dự án âm nhạc này.